Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

MasterCard: Thẻ thanh toán ở Việt Nam an toàn cao gấp đôi thế giới

Ở Việt Nam, trung bình mỗi giao dịch 100 USD thì rủi ro gian lận chỉ ở mức 2,5 cent, thấp hơn nhiều so với mức 6 cent của trung bình toàn cầu. Đây là tin rất tốt khi Việt Nam của chúng ta rất an toàn trong giao dịch, bất chấp những vụ việc khách hàng bỗng dưng mất cả trăm triệu đồng trong tài khoản vừa qua.


Ông Arn Vogels, Giám đốc khu vực Đông Dương của Mastercard.
“Tôi xin chia sẻ một thông tin tốt lành: Ở tất cả những nơi tôi đã đi, Việt Nam có dữ liệu rất tốt về thành công liên quan đến vấn đề an ninh trong hệ thống thanh toán”, ông Peter Gordon, Trưởng nhóm giải pháp thanh toán thương mại, Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Mastercard, cho biết tại hội thảo về Thế giới thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Ông Peter đã làm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ 36 năm cho biết: năm 2015, tỷ lệ thất thoát do rủi ro gian lận trong thanh toán thẻ của Mastercard ở mức 0,06% trong mỗi giao dịch 100 USD.
Điều này có nghĩa: Cứ mỗi thanh toán 100 USD qua thẻ, tỷ lệ thất thoát do gian lận chỉ vào khoảng 6 cent – một con số rất thấp.
Và điều bất ngờ là tại Việt Nam, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều.
Theo chia sẻ của ông Arn Vogels, Giám đốc khu vực Đông Dương của Mastercar, tỷ lệ thất thoát do gian lận thanh toán thẻ quốc tế ở Việt Nam là 0,025% cho mỗi giao dịch 100 USD.
Tức, cứ mỗi 100 USD giá trị giao dịch được thực hiện qua thẻ, chỉ 2,5 cent bị thất thoát do rủi ro do gian lận, chưa bằng ½ so với tỷ lệ thất thoát trung bình trên toàn cầu.

“Đây là tin rất tốt khi Việt Nam của chúng ta rất an toàn trong giao dịch, bất chấp những tin tức không hay về việc khách hàng mất tiền trong tài khoản vừa qua. Rõ ràng, các giao dịch qua thẻ ở Việt Nam đã được kiểm soát rất tốt”, ông Arn nhận định.
“Ngày nay, với những tính năng vượt trội: an toàn, đơn giản và thông minh, thanh toán điện tử đem lại những lợi ích và tiện lợi to lớn đối với các hoạt động kinh doanh cũng như cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi nói đến thanh toán điện tử, hầu hết mọi người vẫn còn khá e ngại khi sử dụng phương thức thanh toán cao cấp này vì hiểu sai, sử dụng không đúng, hay vì các vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh thẻ”, ông Peter cho biết.
Số liệu trên chỉ tính trên hệ thống Mastercard, không tính các loại thẻ khác.
Liên quan đến vấn đề an ninh khi thanh toán bằng thẻ, khi thanh toán bằng phương thức quẹt thẻ (thanh toán qua POS), thẻ đọc POS không giữ lại toàn bộ thông tin thẻ như số thẻ chẳng hạn.
Máy đọc được thiết kế để khi thẻ được quét, hoặc con chip trên thẻ được đọc thì thông tin được gói vào thành một định dạng bảo mật. Khi giao dịch xong, chỉ có 4 con số cuối cùng của tài khoản cá nhân được hiển thị trong thiết bị đọc thẻ. Số xác thực thẻ, số tài khoản đều không được lưu lại.
Còn khi thực hiện các giao dịch trực tuyến, mức độ bảo mật còn cao hơn với công nghệ an ninh 3D, hay còn gọi là mật khẩu 3 tầng mà phổ biến là việc sử dụng OTP (One Time Password – mật khẩu 1 lần).
Một công nghệ khác hay được sử dụng là Virtual Account Number (VAN – Số tài khoản ảo). Khi đăng nhập vào cổng thanh toán, hệ thống sẽ tạo ra số tài khoản ảo hoàn toàn khác với số tài khoản thực của người dùng. Với công nghệ này, dù hacker có hack được máy tính của bạn cũng chỉ có thể hack được số ảo.
Trong tương lai, việc bảo mật trong thanh toán thẻ có thể ứng dụng các công nghệ mới như nhận diện gương mặt, nhận diện vân tay…

Chồng càng làm việc nhà, gia đình càng dễ đổ vỡ

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán, các cặp đôi theo xu hướng truyền thống - phụ nữ sẽ chăm lo việc nhà là chính, sẽ trân trọng giá trị hôn nhân hơn so với các cặp đôi hiện đại - việc nhà được chia đôi, hoặc đàn ông có thể làm nhiều việc nhà hơn.
 



Mới đầu năm nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đã đi tới kết luận: đàn ông chỉ thực sự hạnh phúc khi chia sẻ việc nhà với vợ mình.

Dựa theo khảo sát từ hơn 30.000 người đến từ 34 quốc gia, phía Cambridge cho rằng, càng làm nhiều việc nhà, lợi ích mà cánh đàn ông thu về càng lớn, như sống lâu, hay hạnh phúc hơn là một ví dụ.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), các nhà khoa học tại đây lại chứng minh điều ngược lại. Đó là: đàn ông càng làm nhiều việc nhà, gia đình càng dễ đổ vỡ.

Để đi tới kết luận này, các nhà nghiên cứu tại Na Uy đã theo dõi hành vi, quan điểm về việc nhà, cũng như hình thức chăm sóc con cái của gần 20.000 người đàn ông và phụ nữ tuổi từ 18 - 79. Tham gia vào cuộc nghiên cứu trên, các ứng viên sẽ phải trả lời các câu hỏi về: bình đẳng giới, phân chia việc nhà, thanh toán các loại hóa đơn onlineđóng tiền nước trực tuyến

Kết quả là 11% phụ nữ làm tất cả, hoặc phần lớn việc nhà. 60% cặp đôi cho thấy phụ nữ cơ bản vẫn làm nhiều việc nhà hơn đàn ông. Và chỉ 25% là có sự phân chia việc nhà ngang bằng - chủ yếu là các cặp đôi trẻ tuổi, hoặc chưa có con cái.

Cũng theo báo cáo này, các cặp đôi có chồng làm nhiều việc nhà (nhiều hơn so với phụ nữ) thường có khả năng ly dị cao hơn.

Lý giải cho kết luận trên, các nhà nghiên cứu phỏng đoán, các cặp đôi theo xu hướng truyền thống - phụ nữ sẽ chăm lo việc nhà là chính, sẽ trân trọng giá trị hôn nhân hơn so với các cặp đôi hiện đại - việc nhà được chia đôi, hoặc đàn ông có thể làm nhiều việc nhà hơn.

Theo ông Thomas Hansen - một tác giả thuộc nhóm nghiên cứu của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), mấu chốt của vấn đề nằm ở tư tưởng hôn nhân "hiện đại".

Chuyên gia này cho rằng, nếu các cặp đôi hiện đại có xu hướng "sòng phẳng" trong chuyện phân chia việc nhà, thì tình cảm, hôn nhân cũng rất dễ sòng phẳng. Nghĩa là nếu không hài lòng, hay không vừa ý, họ có thể nghĩ ngay đến chuyện ly hôn mà không do dự.

Vô hình trung, điều này dẫn đến nguy cơ gia đình đổ vỡ lớn hơn.

Chuyên gia Thomas Hansen đưa ra dẫn chứng: "Ở các cặp đôi hiện đại, người vợ thường có học vấn tốt, công việc ổn định, do đó, họ ít bị phụ thuộc vào người đàn ông của mình về mặt tài chính. Suy ra, nếu cuộc hôn nhân tan vỡ, họ sẽ dễ dàng xoay sở hơn - quyết định ly hôn đưa ra dễ dàng hơn".

Ông cho rằng, nhiều người sẽ nghĩ, phần lớn các vụ đổ vỡ trong hôn nhân sẽ xảy ra ở các gia đình phân chia đầu việc ít công bằng. Thế nhưng, nghiên cứu tại Đại học Oslo và Akershus (Na Uy) lại cho thấy điều ngược lại.

Theo ngài Thomas Hansen, các cặp đôi sẽ chỉ thực sự hạnh phúc khi họ có vai trò được phân định rõ ràng, ít bị đem ra so sánh, ai nhiều ai ít hơn để nhận về sự bình đẳng.

Tác giả giải thích, việc phân chia công việc nhà theo truyền thống có thể dẫn tới "ít cãi cọ vặt vãnh hơn". Vì một khi vai trò đã rõ ràng, người ta sẽ tránh được tâm lý tại sao tôi làm nhiều mà anh được quyền làm ít.

Người Trung Quốc thích mua hàng trực tuyến từ Nhật

Đa dạng sản phẩm, chất lượng đảm bảo, nền tảng thanh toán thuận tiện là những yếu tố giúp các công ty Nhật chiếm lòng tin khách hàng Trung Quốc.
Số liệu thống kê từ công ty nghiên cứu tiếp thị Fuji Keizai có trụ sở chính tại Tokyo cho thấy trong năm 2016 khách hàng Trung Quốc đã chi hơn 1.000 tỷ yên mua hàng hóa trực tuyến từ Nhật Bản. Dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2019, lên mức 2.100 tỷ yên.
Trung tâm mua sắm trực tuyến lớn nhất Nhật Bản Rakuten Ichiba là nơi thu hút phần nhiều người dùng Trung Quốc. Nhờ vậy nền tảng thương mại điện tử toàn cầu B2B2C (Business to Business to Consumer) Rakuten Global Market hoạt động xuyên biên giới sẽ đạt doanh thu năm nay cao gấp 3 lần so với 2016. Số lượng giao dịch từ hệ thống cửa hàng cao cấp của Rakuten Ichiba trên JD.com và Netease Kaola đã vượt năm 2010 từ 20-30%.
Ông Mitch Takahashi - trưởng bộ phận giao dịch xuyên biên giới của công ty EC Company (trực thuộc Rakuten) cho biết hiện có nhiều cơ hội tốt để phát triển thương mại xuyên biên giới. Công ty làm việc với nhiều đối tác Nhật Bản để cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho người mua hàng quốc tế.  
Doanh nghiệp Trung Quốc cũng rất nhanh nhạy trước sự tăng vọt nhu cầu mua hàng xuyên biên giới của người dùng trong nước. Cụ thể JD.com ra mắt nền tảng thương mại điện tử qua biên giới JD Worldwide, hay công ty game NetEase phát triển ứng dụng Kaola. Lập tức Rakuten Ichiba mở một loạt cửa hàng chính thức trên hai sàn giao dịch này nhằm tiếp cận người dùng Trung Quốc.
Tuy không nằm trong danh sách 10 ứng dụng thanh toán tiền điện, tiền nước, hàng tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc, tuy nhiên Kaola hiện cung cấp nhiều sản phẩm thương hiệu nổi tiếng từ các quốc gia hàng đầu thế giới. Khối lượng giao dịch của Kaola từ Nhật Bản chiếm nhiều nhất, tiếp theo là Mỹ, Đức, Hàn Quốc và Australia.



Trao đổi với giới truyền thông, ông Mitch Takahashi cho biết khách mua hàng tích cực nhất trên Netease Kaola và JD là những nữ giới trẻ tuổi rành về mạng xã hội và công nghệ. Bên cạnh đó những chiến dịch quảng bá của Rakuten tung ra cũng thu hút đông đảo nam giới trưởng thành và thay đổi thói quen chi tiêu của họ.
Ông nói rằng so với năm 2014 chỉ có vài người Trung Quốc sẵn sàng mua hàng qua biên giới thì giờ việc mua hàng xuyên quốc gia rất phổ biến. Họ rất thông minh và nhanh chóng theo kịp những xu hướng sản phẩm hay thời trang đang thay đổi liên tục tại Nhật Bản.
“Thương mại điện tử đang tăng tốc, ngày càng có nhiều người thích mua sắm trực tuyến, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới. Họ rất thích thanh toán hóa đơn trực tuyến các sản phẩm mới của Nhật Bản từ những nền tảng thương mại điện tử trực tuyến an toàn và bảo mật như JD, Kaola và Rakuten Global Market”, Mitch nhận xét.
Thay vì thâm nhập thị trường Trung Quốc một cách rầm rộ, Rakuten Ichiba chọn cách tiếp cận “chậm mà chắc”. Họ đã khởi xướng nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới từ năm 2008 bằng bốn ngôn ngữ, trong đó có tiếng Trung giản thể.
Giao dịch từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao trên Rakuten Global Market.
Để tạo thuận tiện và thoải mái cho người dùng, Rakuten cho phép khách hàng nội địa lựa chọn thanh toán của bên thứ ba tại Trung Quốc. Trong năm 2014, công ty Nhật Bản đã thiết lập quan hệ đối tác với Alipay giúp người dùng hưởng nhiều ưu đãi giảm giá khi mua hàng.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho người mua sắm trực tuyến Trung Quốc, Rakuten Ichiba đã mở văn phòng tại Thượng Hải vào năm 2015. Các cuộc gọi dịch vụ khách hàng từ Trung Quốc được xử lý một phần ngay tại quốc gia này và một phần ở Nhật Bản.
Rakuten Global Market hiện vận chuyển sản phẩm tới khoảng 200 quốc gia, với doanh số cao nhất đến từ Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ, Đài Loan và Hàn Quốc. Mitch nói rằng có ba điểm quan trọng giúp Rakuten mở rộng thị trường ở Trung Quốc là kênh phân phối, sản phẩm và thương hiệu.
“Bạn không thể cạnh tranh trực diện với các công ty địa phương vốn biết rõ thị trường và hiểu người tiêu dùng. Vì vậy hợp tác với JD.com và Kaola là lựa chọn đúng đắn, tạo ra kênh giới thiệu sản phẩm đến khách hàng hiệu quả. Chúng tôi đang mở quan hệ đối tác với các công ty truyền thông để đẩy mạnh quảng bá các kênh của chúng tôi đến người dùng nội địa”, Mitch nhận xét.
Ông lớn Nhật Bản cũng tạo sự khác biệt trên sân chơi đầy cạnh tranh qua sản phẩm. Ngay tại đất nước mặt trời mọc, Rakuten Ichiba chọn lọc chặt chẽ những thương hiệu muốn tham gia trang web thương mại điện tử của họ. Chỉ những hãng vượt qua hàng loạt kiểm tra chất lượng sản phẩm, đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mới có thể mở cửa hàng trực tuyến trên Rakuten Ichiba.
Rakuten Ichiba phát triển hệ thống Rakuten Merchant Server nhằm giúp người bán quản lý và lưu kho sản phẩm, kiểm kê, vận chuyển, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, quảng bá sản phẩm. Nhiều cửa hàng trực tuyến tại Rakuten Ichiba cung cấp giao hàng trong một ngày ở các thành phố lớn và giao hàng qua ngày hôm sau ở những vùng ngoại ô đô thị lớn. Với khách hàng nước ngoài, Rakuten Global Express phân phối các sản phẩm đến Bắc Kinh và Thượng Hải trong vòng ba ngày.

Mua hàng Online Friday nhận hoàn tiền đến 50% qua thẻ

18 ngân hàng và các tổ chức thanh toán sẽ hoàn tiền trực tiếp vào thẻ cho người mua hàng Online Friday 2016 trong ngày 2/12.
Theo đại diện ban tổ chức Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday 2016, tỷ lệ thanh toán hóa đơn online qua thẻ của chương trình năm 2015 chỉ đạt 4%. Trong khi đó, có đến 96% sử dụng hình thức giao hàng tận nơi, thanh toán sau (COD). Điều này gây bất lợi cho cả đơn vị chuyển phát và bán lẻ vì nhiều đơn hàng bị trả lại, gây tổn thất chi phí cho doanh nghiệp.


Điểm mới chương trình năm nay là việc quy tụ 18 ngân hàng tham gia hỗ trợ chính sách hoàn tiền vào thẻ (cashback) nhằm mục đích thúc đẩy thanh toán trực tuyến của người mua hàng. Cụ thể, khi người mua sản phẩm, dịch vụ thanh toán thành công sẽ nhận một số tiền chiết khấu vào tài khoản ngân hàng của mình. Nhờ vậy, người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm giá rẻ mà còn tiếp tục nhận ưu đãi lần 2 từ tiền hoàn lại của ngân hàng.
Cách nhận hoàn tiền trong 24 giờ mua sắm Online Friday 2016.
Nổi bật là chương trình chương trình cashback của Maritime Bank và ACB khi hai nhà băng này hoàn tiền cho khách hàng lên tới 50%. Các đơn vị tài chính như Agribank, Kienlongbank, SCB dành mức ưu đãi cashback 30%. Còn Eximbank, NCB, VRB, BaoVietBank, HDB và MB, VTC pay đưa ra mức hoàn tiền đến 20% cho người dùng. Chủ thẻ ABBank và VPBank sẽ hưởng cashback 10%, Sacombank ưu đãi 5% mỗi hóa đơn.
Với những hóa đơn trị giá trên một triệu đồng, SeABank sẽ hoàn tới 500.000 đồng. Vietcombank hoàn tiền thêm 200.000 đồng cho chủ thẻ ghi nợ nội địa mua sắm trực tuyến có giá trị giao dịch từ 500.000 đồng trở lên tại 27 website mua sắm uy tín như Adayroi, Tiki, Shoptretho, Lazada, Fptshop…
Tất cả chương trình cashback của các ngân hàng chỉ áp dụng duy nhất vào ngày 2/12 và giới hạn số lượng.
Chương trình Online Friday 2016 do Bộ Công Thương cùng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử, Báo VnExpress tổ chức, FPT Online hỗ trợ nền tảng công nghệ.